TỔNG KẾT WORKSHOP: BẠN CÓ THẬT SỰ LÀM CHỦ MÁY PHA CÀ PHÊ CHƯA?

TỔNG KẾT WORKSHOP: BẠN CÓ THẬT SỰ LÀM CHỦ MÁY PHA CÀ PHÊ CHƯA?

Vào sáng thứ 7 ngày 18.06 vừa qua, buổi Workshop với chủ đề “Bạn Có Thật Sự Làm Chủ Máy Pha Cà Phê Chưa?” diễn ra tại Mr. Phin Coffee, đã thu hút hơn 20 Khách mời bao gồm Chủ Quán, Barista và Coffee Lover đến tham dự.

Nhìn nhận được sự quan trọng của việc hiểu rõ kiến thức máy pha cà phê, Mr. Phin Coffee tổ chức chương trình Workshop với mục tiêu giúp các bạn làm chủ máy pha cà phê của mình bằng cách nắm vững đặc điểm cấu tạo và những nguyên tắc vận hành, từ đó tạo nên những ly Espresso thơm ngon và chuẩn gu mong muốn.

Chương trình đã có sự góp mặt của 2 diễn giả:

  • Anh Minh – Chuyên gia về máy pha cà phê với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành
  • Anh Lê Giang – Hiện đang đảm nhiệm vị trí Head Roaster tại xưởng rang Mr. Phin Coffee

Bằng những kinh nghiệm thực tế và đã gặt hái được những thành công nhất định trong lĩnh vực cà phê, anh Minh và anh Giang đã mang đến cho chúng ta những chia sẻ vô cùng thiết thực và quý báu về máy pha cà phê, điển hình là máy pha Brewico.

Hôm nay, hãy cùng Mr. Phin Coffee điểm qua một số nội dung chính tại buổi Workshop vừa qua nhé!

Nội dung:

  • Cấu tạo & nguyên lý của máy pha cà phê Brewico
  • Trải nghiệm thực tế máy pha cà phê

------------

Cấu tạo & nguyên lý của máy pha cà phê Brewico

Một chiếc máy pha cà phê là dụng cụ không thể thiếu để tạo nên những ly Espresso thơm ngon đúng điệu với mùi hương quyến rũ. Và những bước cơ bản đầu tiên để biết cách sử dụng máy chính là bạn cần hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê.

Theo chia sẻ của anh Minh, cấu tạo máy pha có rất nhiều bộ phận, trong đó có 4 bộ phận chính:

1. Nguồn nước: Mỗi máy pha cần nước để hoạt động, nước đưa vào máy chia làm hai nguồn: Nguồn nước bình và nguồn nước trực tiếp từ hệ thống.

  • Saturated Grouphead: Grouphead này hoạt động giống như 1 phần mở rộng của nồi hơi và được bão hoà nước nóng với nồi hơi. Với Grouphead này thường được sử dụng cho loại Double Boiler, Boiler Espresso thiết kế riêng và nối liền trực tiếp với Grouphead nên nhiệt độ nhanh chóng đạt tới mức cần thiết nhất, nhiệt độ ổn định, không tích nhiệt. Nhưng giá thành lại rất cao.
  • Semi – Saturated Grouphead: Grouphead sẽ có 1 đường ống dẫn bằng đồng vào trong boiler chính, nên từ boiler tới Grouphead sẽ được ngăn cách bởi những đường ống này. Thường máy có bộ nồi hơi trao đổi nhiệt sẽ sử dụng Grouphead này, nên vì thế khi không sử dụng máy 1 thời gian thì nhiệt và hơi sẽ tích tụ ở đường ống dẫn, làm cho nước chiết suất nóng và tạo hiện tượng xèo khi chiết suất. Máy sử dụng cơ chế này nên phải bấm chiết suất 2 đến 5s để bớt hiện tượng trên rồi mới gắn tay pha chiết suất. Giá thành rẻ, dễ sửa chữa nhưng ổn định nhiệt kém.

2. Cụm chiết suất (Grouphead): Cụm chiết suất (Grouphead) là nơi cuối cùng của nước di chuyển qua máy espresso. Grouphead được cấu thành 4 bộ phận cơ bản: tay pha, chốt khoá, van bơm và ống dẫn nước từ nồi hơi đến bộ lọc. Thường Grouphead sẽ chia làm 2 loại: Saturated Grouphead (Grouphead bão hoà) và Semi – Saturated Grouphead (Grouphead bán bão hoà)

  •  Nồi hơi trao đổi nhiệt (Heat-Exchanger Boiler): Những máy có nồi hơi này sẽ cho biên độ nhiệt độ chiết suất cao, dễ bị tích nhiệt ở Group Head khi không sử dụng. Nhưng giá thành rẻ hơn.
  •  Nồi hơi kép (Double Boiler): Những máy nồi hơi kép thường giá thành sẽ cao hơn, nồi hơi độc lập nên nhiệt độ ổn định hơn. Không bị tích nhiệt trong 1 thời gian dài không sử dụng

3. Nồi hơi (Boiler): Máy bơm đã cung cấp nguồn áp lực cần thiết nhưng nước cũng phải cần đun nóng cho việc chiết suất cà phê. Nồi hơi là nơi chứa nước nóng với nhiệt độ cần thiết để lấy nước sôi, đánh sữa và chiết suất cà phê. Dung tích nồi hơi phụ thuộc vào máy (máy 1 Group, 2 Group,…), tuỳ theo nhu cầu sử dụng của quán, nên sẽ lựa chọn máy 1 Group hay 2 Group. Nồi hơi thường sẽ chia là 2 loại: Nồi hơi trao đổi nhiệt (Heat-Exchanger Boiler) và nồi hơi kép (Double Boiler).

  • Vibratory pump: Máy bơm rung hoạt động theo nguyên lý điện từ. Dòng điện chạy qua cuộn dây khiên piston di chuyển để đẩy nước qua máy. Máy bơm rung nhỏ gọn, rẻ tiền, phù hợp các máy nhỏ quán nhỏ nhưng áo suất khó ổn định.
  • Rotary pump: Máy bơm quay là loại bơm khá phổ biến trên các dòng máy espresso. Cơ chế bơm phức tạp hơn. Trong đó bơm quay có 1 đĩa quay 4 cánh quạt, mỗi cánh quạt có 1 lò xo co giãn đối xứng để tạo lực ép lên dòng nước chảy qua khi được quay. Máy bơm quay bên hơn, thường được sử dụng cho các máy lớn, với lực áp suất ổn định hơn, máy hoạt động êm, xu hướng đắt tiền hơn.

4. Máy bơm: Máy bơm là chìa khoá để tạo ra áp suất cho mỗi lần chiết suất 1 ly cà phê. Để đưa nước qua lớp cà phê được xay mịn, thông thường với áp suất là 9bar. Máy bơm có 2 loại chính: bơm rung (vibratory pump) và bơm quay (rotary pump).

  •  Nguồn nước bình: Dễ lắp đặt nhỏ gọn, thích hợp cho mô hình xe đẩy mang đi, nhưng phải canh thay bình nước thường xuyên.
  •  Nguồn nước trực tiếp: Không cần phải thay bình nhưng yêu cầu phải có bộ lọc nước trước khi vào máy pha Espresso.

Cấu tạo & nguyên lý vận hành của máy pha cà phê Brewico

 

Những chia sẻ của anh Minh về cấu tạo & nguyên lý vận hành của máy pha

Trải nghiệm thực tế máy pha cà phê

Sau khi lắng nghe những chia sẻ đầy thú vị về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê Brewico, chúng ta đã có cơ hội được trải nghiệm thực tế và tự tay pha cho mình một ly espresso thơm ngon, hấp dẫn.

 

Khách mời được trải nghiệm máy pha cà phê Brewico

Mr. Phin Coffee hi vọng những nội dung trong buổi Workshop sẽ giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức mới trong cuộc hành trình chinh phục đam mê cà phê của mình. Một lần nữa, cảm ơn các bạn đã đến tham dự cùng với Mr. Phin Coffee và hẹn gặp lại các bạn trong những buổi Workshop tiếp theo với một chủ đề mới về cà phê bạn nhé!

------------------------------------------

𝗠𝗿. 𝗣𝗵𝗶𝗻 𝗖𝗼𝗳𝗳𝗲𝗲

📍 109 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh

📞 094.7070.659

🌐 www.mrphin.coffee

#mrphincoffee #coffee #coffeebean

Bài trước Bài sau